PHONG CÁCH INDOCHINE: BẢN GIAO HƯỞNG ÊM DỊU GIỮA NÉT TÂY VÀ Á ĐÔNG
Indochine được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Nét lãng mạn của Pháp và vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của các nước Đông Dương được hòa quyện với nhau mang đến phong cách Indochine rất độc đáo. Phong cách này ngày càng được những người có gu để ý và mê mẩn. Vậy điều gì làm nên vẻ đẹp lôi cuốn của kiến trúc Đông Dương, hãy cùng Nội thất CNC tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Phong cách Indochine xuất hiện như thế nào?
Nguồn gốc
Nếu nói về nguồn gốc của phong cách kiến trúc Indochine thì có thể nhận định đây là hậu thân của phong cách thực dân. Nó xuất hiện khi Pháp bắt đầu tiến quân xâm lược các nước Đông Nam Á những năm 80. Theo đó, những công trình mang đặc trưng nội thất Pháp xuất hiện với nét đẹp sang trọng, lãng mạn và vẻ bề thế quyền quý mà trước đó không hề thấy tại các nước Á Đông.
Lịch sử hình thành
Khí hậu nóng ẩm, tập quán sinh hoạt, thẩm mỹ khác biệt cùng với những cảnh quan đặc trưng làm những thiết kế Pháp gặp nhiều bất cập. Cùng với đó, vào những năm 30-40 của thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Pháp lên Việt Nam đã giảm sút. Để lấy lòng dân, các kiến trúc sư người Pháp đã tìm ra những phương án thiết kế để gần gũi thân thiện với người dân hơn.
Trước đó, các nước Đông Dương đã bị ảnh hưởng từ hai nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Nên từ đây có sự giao thoa giữa đường nét thiết kế nội thất Đông và Tây. Khoảng năm 1920 là thời gian phong cách indochine phát triển mạnh mẽ nhất.
Bản giao hưởng Đông-Tây tạo nên nét độc đáo của nội thất Đông Dương
Khoảng thời gian làm thuộc địa là một hồi ức cho thấy sự quật cường và tinh thần bất khuất của nhân dân và nhà nước ta. Cùng với đó là những kiến thức được tiếp thu từ các nước phát triển và sự ứng dụng vẻ đẹp từ các phong cách nội thất được biến tấu để phù hợp với mảnh đất hình chữ S hơn.
Phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam là sự hội ngộ và hòa quyện đầy tinh tế giữa bản sắc nội thất Việt với Trung, Ấn và Pháp.
Dấu ấn phong cách Pháp trong nội thất Đông Dương
Nét đẹp của Pháp trong Indochine nổi bật bởi vẻ đẹp lãng mạn, cứng chắc và rất sang trọng.
Ta có thể nhận thấy những nét trang trí đặc trưng của Pháp trong nội thất như những đường chỉ nổi đi trên thức cột la mã, trần và tường. Cùng với đó là đèn trùm sang trọng, kiểu cửa lá sách, những khung cửa sổ lớn được chia thành nhiều ô nhỏ để tạo không gian thông thoáng nhất.
Ngoài ra còn những phong cách khác được Pháp đưa vào làm tiền để sáng tạo và ứng dụng trong phong cách Indochine tại Việt Nam như tân cổ điển, nét thẩm mỹ của địa phương pháp, điểm nhấn của phong cách Art Décor,…
Xem thêm: VÁCH NGĂN PHÒNG KHÁCH KẾT HỢP KỆ TIVI – NỘI THẤT THÔNG MINH HIỆN ĐẠI
Phong cách kiến trúc Đông Dương mang những đặc trưng của Trung Quốc
Sau hơn 1000 năm độ hộ, không khó hiểu khi kiến trúc của Trung Quốc ảnh hưởng nhiều như thế nào đến phong cách nội thất của nước ta. Và khi Pháp du nhập vào thì điều đó cũng không hề bị mất đi, ngược lại còn được hòa trộn rất tinh tế và làm nổi bật nét thẩm mỹ độc đáo của phong cách indochine.
Những đặc trưng của Trung còn ẩn chứa trong phong cách Đông Dương có thể kể đến như màu đỏ son của ngói, miếng ngói âm dương, những chi tiết điêu khắc trạm trổ từ phức tạp đến đơn giản và có tính ứng dụng hơn. Cùng với đó những con tiện cầu kỳ để trang trí cho cầu thang, hành lang,…
Phong cách Ấn Độ
Phong cách Ấn được tượng trưng bởi văn hóa Champa tại nước ta. Tuy nhiên văn hóa Chăm chỉ có thể thấy được ở miền Trung, còn những vùng miền khác thì hiếm hơn.
Những đặc trưng của Ấn mang đến cho phong cách kiến trúc Đông Dương có thể dễ dàng nhận diện là nghệ thuật điêu khắc Champa. Những bức phù điêu, tượng tròn, chi tiết trạm khắc trên cột kèo,… Hay những biểu tượng tôn giáo như thiếu nữ Apsara nhảy múa, linh vật, Sivah của Champa
Nét truyền thống của Việt Nam
Indochine về Việt Nam đã hòa quyện vào bản sắc dịu dàng gần gũi vốn có tại nước ta. Hạn chế sử dụng những vật liệu cứng nhắc như xi măng, đá, thạch anh,… Tâm hồn Việt được truyền tải thông qua những chất liệu thô mộc hơn như gỗ, tre, nứa.
Những vật liệu đó tạo nên điểm đặc trưng của đồ nội thất phong cách Đông Dương tại Việt Nam như phản, trõng, tủ chè, bàn ghế. Những đồ nội thất này còn nổi bật bởi những chi tiết trạm trổ tinh xảo thể hiện sự bề thế. Không gian còn được trang trí với hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, bình gốm sứ,…
Nhận diện nội thất phong cách Đông Dương
Bảng màu trong không gian phong cách Indochine
Màu vàng trung tính thường được thấy trong phong cách Đông Dương này. Bạn có thể nhận thấy một số công trình Indochine lớn tại nước ta sử dụng màu này như Bảo tàng mỹ thuật tp Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Hà Nội, trường THPT Merie Curie tp HCM,… Lý giải cho việc chọn màu này làm màu chủ đạo là vì đây à một tông màu thể hiện sự vương giả sang trọng, thường được dùng trong kiến trúc dinh thự của vua chúa thời xưa.
Ngoài màu vàng thì những tông màu trắng, trắng kem, màu ấm nóng như vàng cam, tím cùng thường được sử dụng. Đặc biệt, không gian phong cách kiến trúc Đông Dương vẫn giữ được những màu sắc nguyên bản của đồ nội thất. Màu nâu đỏ của gỗ, vàng nhạt của tre nứa, màu gạch nung, tất cả góp phần tạo nên vẻ gần gũi và thân thiện của phong cách này.
Vật liệu
Vật liệu là dấu ấn đặc biệt làm nên phong cách Indochine. Các đồ nội thất được làm từ những vật liệu gần gũi và dễ kiếm tại nước bản địa. Có thể thấy gỗ, tre, nứa và gạch bông là những vật liệu xuyên suốt không gian phòng Đông Dương.
Gỗ với những đường vân độc đáo sang trọng cùng kết cấu vững chắc nên thường được dùng trong hệ cửa, trần, sàn, các đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ kệ hay những đồ trạm khắc trang trí như phù điêu, tượng. Trong khi đó, tre nứa với ưu điểm chống mối mọt tốt, dễ uốn nên thường được dùng làm đồ trang trí.
Điểm đặc biệt cũng là đặc trưng của phong cách nội thất Đông Dương đó là sử dụng gạch bông thay cho gạch men thông thường. Vẫn bền chắc và cứng cáp nhưng lại mang đến một không gian rất thẩm mỹ với đa dạng kiểu hoa văn. Gạch bông có thể ứng dụng làm lát sàn hoặc lát tường có tác dụng trang trí rất tốt.
Các họa tiết thường thấy trong không gian nội thất Đông Dương
Phương Tây đề cao nét đẹp thanh tao của thiết kế hình mái vòm và đây cũng là điều Pháp mang vào Việt Nam. Đồng thời kết hợp với những họa tiết truyền thống của bản địa để tạo nên không gian đầy tinh tế, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn.
Có thể thấy, không gian phong cách kiến trúc Đông Dương thường bắt gặp họa tiết hình chữ nhật với những chữ hán Phúc, lộc, Thọ,… được cách điệu, đơn giản hóa và nằm gọn trong một hình chữ nhật.
Họa tiết kỷ hà đa dạng với những kiểu mắc lưới hình thoi, hình lục giác mai rùa, vòng trong đồng tiền vàng,… Kiểu họa tiết này thường được dùng làm vách ngăn trang trí vì tạo được độ thông thoáng, cùng với đó là vẻ sang trọng ấn tượng như trong kiến trúc của những quý tộc xưa.
Ngoài ra còn có các chi tiết trạm khắc cầu kỳ mà chỉ có Việt Nam mới có như họa tiết tĩnh vật, hoa lá, động vật. Chi tiết này đòi hỏi sự tỉ mỉ cùng tay nghề cao của những người thợ nên mang lại giá trị thẩm mỹ rất lớn. Cùng vì sự cầu kỳ và có chút rối mắt nên họa tiết kiểu này cần được lựa chọn và ứng dụng cẩn thận.
Thiết kế không gian nội thất phong cách Indochine tại Việt Nam ngày nay
Nội thất phong cách Đông Dương mang nét đẹp truyền thống gần gũi và dịu dàng của một Việt Nam xưa. Với những nét đặc trưng như vậy, không khó hiểu khi phong cách này ngày càng được ưa thích. Không chỉ không gian nhà ở, ngay cả những cơ sở kinh doanh như quán café, shophouse, khách sạn hay đặc biệt là loại hình Homestay đang rất phát triển hiện nay.
Không gian Indochine hiện nay được biến tấu để phù hợp với thời đại hơn. Các chi tiết trang trí vẫn mang đậm chất truyền thống của Việt Nam nhưng đơn giản tinh tế và dễ ứng dụng hơn. Vừa mang đến cảm giác xưa cũ nhưng không gây cái nhìn nặng nề chật hẹp. Những mảng tường trống được trang trí bằng những những bức tranh chữ đầy ý nghĩa.
Nếu muốn không gian đậm chất truyền thống hơn thì bạn cần ứng dụng những hoa văn một cách hợp lý.
“Những kiểu hoa văn đơn giản hình chữ nhật, hay họa tiết kỷ hà thì dùng làm vách ngăn đầy tính thẩm mỹ. Trong khi đó những hoa văn cầu kỳ, phức tạp hơn thì có thể nhấn vào những đồ nội thất hoặc đồ trang trí.”
Nét sang trọng của phương Tây hòa quyện cùng vẻ đẹp thân thiện truyền thống của bầu trời Á Đông đã đánh thức nét đặc trưng không thể rời mắt của phong cách Indochine. Nhờ vẻ đẹp đặc biệt này mà kiến trúc Đông Dương ngày càng được ưa thích và ứng dụng rộng rãi cho nhiều công trình. Nội thất CNC mong rằng với những kiến thức trên đây bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về Indochine style. Nếu đã chót phải lòng ánh nhìn của thiết kế phong cách Đông Dương thì hãy gọi đến Hotline 091 995 1441 để được CNC tư vấn và đưa ra giải pháp cho không gian nhà bạn nhé.
Xem thêm: PHONG CÁCH INDOCHINE: NỘI THẤT ĐÔNG DƯƠNG ĐẬM ĐÀ HỒN VIỆT
source https://noithatcnc.com/phong-cach-indochine.html
Comments
Post a Comment