PHONG CÁCH INDUSTRIAL – NGUỒN CẢM HỨNG TỪ CÁC NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP CŨ

Trong khi những phong cách nội thất khác hướng tới nét đẹp hiện đại, thanh lịch đặc biệt là sang trọng thì có một phong cách đi ngược lại tất cả những tiêu chuẩn đó. Phong cách Industrial mang lại sự cứng nhắc, thô mộc và mạnh mẽ, một nét cá tính độc nhất không thể nhầm lẫn. Đây là sự kết hợp của những món đồ cũ với sự tiện nghi của thời hiện đại. Để hiểu rõ hơn về phong cách độc đáo này, hãy theo dõi bài viết của Nội thất CNC dưới đây nhé.

Không gian nội thất độc đáo mang phong cách Industrial
Không gian nội thất độc đáo mang phong cách Industrial

Nguồn gốc lịch sử của phong cách nội thất Industrial

Phong cách Industrial hay còn gọi là phong cách công nghiệp. Như tên gọi của nó, phong cách này hình thành ngay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 suy thoái. Khi đó nhiều nhà máy tại châu Âu đã phải đóng cửa và chuyển sang hoạt động tại các nước khác dẫn đến tình trạng các công xưởng bị bỏ hoang.  Và đây được coi là tài nguyên và nguồn cảm hứng chủ đạo cho phong cách này.

Phong cách công nghiệp 2
Nhà máy sản xuất tại châu âu

Những năm 90 là thời kỳ dân số ở vùng này trở nên đông đúc dẫn đến tình trạng thiếu những căn hộ cho người dân ở. Và việc tận dụng những nhà máy trở thành giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Trong quá trình chuyển đổi những công xưởng thành nhà ở dân cư thì những kiến trúc sư và chính chủ nhà đã giữ nguyên những gì còn sót lại của nhà xưởng này như một cách thể hiện sự tôn trọng quá khứ.

Và từ đó xu hướng nhà ở mang hơi thở của các công xưởng cũ với những đặc điểm như tường gạch thô, sàn bê tông, trần không che đậy,… tiếp tục phát triển và trở nên nổi bật. Nó được biết đến với tên phong cách Industrial hay phong cách công nghiệp tại Việt Nam.

Lựa chọn màu sắc, ánh sáng của phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất

Màu sắc của phong cách thiết kế Industrial

Nếu đã nhắc đến những nhà máy công xưởng cũ chắc hẳn bạn cũng mường tượng ra được tông màu tại đây như thế nào rồi đúng không. Không gian đó thường mang màu sắc trầm tối có chút u ám như thể hiện sự vất vả và mệt mỏi của những người lao động thời đó. Các tông màu sẫm như đen, xám, nâu được dùng như những tông màu chủ đạo.

Nhưng vào thời gian này những màu sắc đó lại thể hiện sự cá tính và mạnh mẽ của không gian chứ không phải sự u buồn như trước. Industrial hiện đại cũng sử dụng màu trắng và một số màu trung tính sáng hơn để làm điểm nhấn.

Phong cách công nghiệp 1
Tông màu nâu trầm tối chủ đạo trong không gian phong cách công nghiệp

Ngoài ra, màu sắc nguyên bản của vật liệu như ống kẽm, ống nước bằng đồng cũ kỹ hay tường gạch và sàn bê tông tối màu cũng được giữ lại. Riêng với những đồ bằng kim loại khác thường sẽ được sơn màu đen để mang lại nét mạnh mẽ cho không gian phong cách Industrial.

Phong cách công nghiệp
Chất liệu kim loại thường được sơn đen

Ánh sáng của phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất

Ánh sáng rất quan trọng trong không gian mang phong cách Industrial. Vì như đã nói ở trên, màu sắc chủ đạo của phong cách này là tối sẫm nên cần có ánh sáng để bù đắp vào phần này. Không ai muốn sống trong một căn phòng mang cảm giác tăm tối lạnh lẽo như một cái hang đúng không.

Ánh sáng tự nhiên vẫn được ứng dụng trong phong cách Industrial. Những công xưởng xưa sẽ tận dụng ánh sáng tự nhiên như một cách tiết kiệm điện, đây là điều tất yếu vì máy móc sản xuất vốn dĩ đã ngốn rất nhiều chi phí này rồi. Không gian Industrial lấy ánh sáng tự nhiên bằng những cửa kính lớn khung sắt chia thành những ô nhỏ. Với diện tích rộng thì khung cửa này còn được nối từ sàn nhà lên tận trần nhà để hứng sáng tối ưu nhất.

Phong cách Industrial 3
Không gian phong cách Industrial bố trí nhiều khung cửa lớn đón ánh sáng tự nhiên

Tuy nhiên với những căn nhà hiện đại ngày nay việc đó khá khó ứng dụng. Thường phòng sẽ tận dụng một mảng tường để làm khung cửa sổ lớn và chia thành các ô nhỏ là đủ tận hưởng ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt lưu ý là khung cửa phải được sơn đen, khi đó, với ánh sáng chiếu vào sẽ tạo nên sự tương phản thú vị.

Phong cách Industrial 2
Cửa sổ thường có khung sắt đen và chia thành nhiều ô nhỏ

Ánh sáng đèn điện cũng được sử dụng cho buổi tối. Những kiểu đèn thả trần đơn giản bằng chất liệu kim loại thường được ứng dụng. Đèn phong cách Steampunk được ứng dụng vừa để lấy sáng vừa để trang trí cho không gian thêm đẹp mắt. Thông thường ánh đèn điện sẽ có màu vàng và sử dụng bóng đèn sợi đốt.

Phong cách Industrial 1
Kiểu đèn Steampunk thường thấy trong phong cách nội thất Industrial

Khám phá thêm: PHONG CÁCH NỘI THẤT BẮC ÂU – VẺ ĐẸP ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG SCANDINAVIAN

Không gian thô là đặc trưng của phong cách Industrial

Các thiết kế nhà, quán café theo phong cách công nghiệp gây ấn tượng bởi không gian thô mộc và cá tính của nó. Không còn những mặt phẳng nhẵn mịn tinh tế, những gì của nhà máy công xưởng cũ đều được ứng dụng mang lại nét thẩm mỹ cuốn hút và độc nhất.

Tường gạch hoặc bê tông

Không gian thô của Industrial style thể hiện rõ nhất qua những mảng tường gạch không được sơn trát hay che đậy đi. Những viên gạch màu nâu đỏ cũ kỹ lộ ra tạo nên sự thô mộc đặc trưng. Điều này được tận dụng ngay từ khi phong cách công nghiệp mới hình thành. Khi các kiến trúc sư thấy được nét đẹp độc đáo của những mảng tường đã bị bung lớp trát mịn bên ngoài của những nhà xưởng cũ kỹ sau khi bị bỏ hoang.

Phong cách Industrial
Phòng ngủ tường gạch thô độc đáo

Nếu không thích những mảng tường gạch thô mộc thì bức tường bê tông cũng là một sự lựa chọn thay thế. Nó vẫn thể hiện được sự mạnh mẽ cá tính của Industrial mà phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn.

Phong cách thiết kế Industrial 3
Mảng tường bê tông tạo điểm nhấn

Sàn gỗ màu tối

Thay vì sử dụng gạch men hay gạch hoa mượt mà hiện đại để lát sàn, không gian phong cách Industrial sử dụng sàn bê tông nhiều hơn. Sự cứng chắc và thô của sàn bên tông mang lại cảm giác như được trở về thời gian trước vậy.

Phong cách thiết kế Industrial 2
Trong phong cách Industrial, sàn gỗ thường có màu sậm

Dù bê tông hay giả bê tông thì nó vẫn mang đến một cảm giác rất lạnh lẽo chính vì vậy mà sàn gỗ được ưa chuộng hơn. Như đã nhắc về tông màu của Industrial ở trên, sàn gỗ trong không gian phong cách công nghiệp sẽ sử dụng những tông màu trầm tối để mang lại sự đồng bộ.

Trần nhà gợi nhớ về những công xưởng cũ

Trần nhà để lộ cấu trúc dầm đỡ mái là một trong những đặc trưng và thể hiện rõ sự thô của phong cách thiết kế Industrial. Kiểu trần này sẽ cho ta cảm giác không gian được cao, thoáng và rộng hơn. Tuy nhiên đấy là cấu trúc trần của những tòa nhà phố vốn được xây thô ngay từ đầu. Còn đối với kiểu trần nhà đã được xây trát hoàn thiện như hiện nay thì hơi thở công nghiệp sẽ được truyền vào hệ thống ống nước hay ống dẫn cơ khí đi bên trên. Đây cũng là một điểm nhấn bắt mắt và cuốn hút trong phong cách này.

Phong cách thiết kế Industrial 1
Trần nhà cao rộng để lộ dầm đỡ mái
Phong cách thiết kế Industrial
Những đường ống trên trần nhà cũng là một nét đặc trưng thú vị trong phong cách Industrial

Cầu thang đơn giản bằng kim loại và gỗ cũ

Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất rất hay gặp kiểu tầng lửng hay căn hộ Duplex. Hai tầng sẽ được nối với nhau bằng một mẫu cầu thang rất đơn giản bằng kim loại được sơn đen. Có thể kết hợp với gỗ tự nhiên thô mộc có chút sờn cũ. Tay vịn cầu thang cũng được làm hết sức đơn giản với đường thẳng góc cạnh và gọn gàng.

Phong cách nội thất Industrial 3
Cầu thang khung sắt và gỗ

Hạn chế chia phòng để tạo một không gian mở

Phong cách thiết kế nội thất Industrial sẽ hạn chế những bức tường và chia nhỏ không gian thành các phòng riêng biệt. Các bức tường ngăn cách sẽ làm bạn cảm thấy chật chội bức bối và làm diện tích căn phòng nhỏ đi. Thay vì làm phòng bếp, phòng khách và nhà ăn riêng, bạn nên để chúng thông với nhau. Điều này cũng hợp lý bởi vì màu sắc chủ đạo của phong cách cách này là những tông màu tối nên việc tạo nên một căn phòng chung sẽ giúp bạn cảm thấy thoáng rộng và thoải mái hơn.

Phong cách nội thất Industrial 2
Không gian không ngăn cách tạo sự thông suốt và rộng rãi

Việc sắp xếp đồ nội thất và đồ trang trí theo một bố cục mở và gọn gàng cũng là một điều chú ý trong phong cách công nghiệp. Bố trí các đồ nội thất theo nhóm hay theo khu vực (bàn ghế ăn, bộ sofa tiếp khách) sẽ tạo cho bạn một lối đi thông thoáng và một nét thẩm mỹ rất thú vị.

Phong cách thiết kế Industrial và đặc trưng về đồ nội thất

Đồ nội thất đơn giản thô sơ và chức năng

Đồ nội thất trong phong cách công nghiệp không có gì gọi là cầu kỳ. Chúng thường có hình dáng vuông vắn cùng đường nét thẳng đơn giản và dứt khoát. Với hình dáng như vậy bạn sẽ rất dễ dàng trong việc tạo liên kết giữa các món đồ và định hình tính thẩm mỹ trong căn phòng của mình.

Điều này không có nghĩa là bạn không được được sử dụng những thiết kế mềm mại và có hình dáng lạ mắt. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng chúng ở mức tối thiểu như một điểm nhấn lạ mắt trong không gian mạnh mẽ cá tính của phong cách Industrial.

Phong cách nội thất Industrial 1
Ghế sofa, bàn trà hay kệ đều có đường nét thẳng dứt khoát và hình khối gọn gàng

Vật liệu thô mộc

Industrial được hình thành bằng cách tận dụng những công xưởng cũ, những gì còn lại tại đây đều được ứng dụng lại. Chính vì vậy, để phù hợp với không gian này thì những vật liệu sang trọng như kim loại sáng bóng và vải nhung mới mẻ sẽ không phù hợp một chút nào.

Thay vào đó phong cách nội thất Industrial sẽ sử dụng những loại vật liệu thô, ít qua gia công và những món đồ cũ kỹ đã qua sử dụng. Sự kết hợp giữa chất liệu kim loại và gỗ tạo nên một không gian công nghiệp rất mạnh mẽ và ấn tượng. Bạn có thể tìm những món đồ kim loại sắt, đồng, thiếc,… ở cửa hàng đồ cũ. Những vết xước, vết sơn bong tróc sẽ tạo nên nét đẹp phong trần và ấn tượng.

Phong cách nội thất Industrial
Mặt bàn bằng gỗ tự nhiên còn rõ những dấu vết thô cũ kết hợp chân kim loại sơn đen

Sử dụng những đồ nội thất từ gỗ tự nhiên được sơn màu trầm tối để tăng sự đồng bộ trong không gian. Điểm lưu ý ở đây là bề mặt gỗ cần giữ được sự thô mộc bằng cách không cần gia công quá kỹ càng để tạo độ bóng mịn.

Ngoài gỗ và kim loại bạn có thể kết hợp với những vật liệu hiện đại, mới mẻ hơn như da hay vải lanh để giảm bớt sự tương phản và mạnh mẽ của phong cách Industrial.

Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất 3
Ghế sofa da hiện đại

Trang trí trong không gian phong cách nội thất Industrial

Điểm nhấn của phong cách công nghiệp là tạo nên một không gian mang cảm giác gần giống với những công xưởng ngày xưa. Chúng ta cần tự thêm vào những chi tiết được cho là “công nghiệp” nhất.

Những món đồ điêu khắc bằng kim loại hay bằng gỗ tạo một góc đầy tính thẩm mỹ. Nếu bạn tìm được những đồ décor như bộ phận máy móc cũ thì rất tuyệt vời. Đèn thả trần steampunk vẫn là một item dễ sử dụng nhất vì vừa đẹp vừa tiện dụng.

Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất 2
Một góc thư giãn đậm chất phong cách Industrial
Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất 1
Kệ trang trí bằng gỗ và khung hình ống nước độc đáo

Kết hợp với những đồ trang trí hiện đại như bộ sofa bằng da tối màu bóng bẩy cũng là một thứ tạo nên nét mạnh mẽ cá tính của Industrial. Hay một vài bức tranh trừu tượng hoặc đen trắng được thêm vào như một cách biến không gian trở nên nữ tính và mềm mại hơn.

Tổng kết những đặc trưng phải nhớ về phong cách công nghiệp

Dưới đây là những gì đơn giản và dễ gợi nhớ về phong cách Industrial trong thiết kế nội thất. Bạn có thể mang không khí công nghiệp vào không gian bằng những chi tiết sau.

  • Sử dụng những tông màu trầm tối như nâu, đen. Giữ màu sắc nguyên bản của gỗ và các chất liệu khác. Có thể thêm các màu trung tính tông sáng để tạo điểm nhấn.
  • Không gian cần ánh sáng tự nhiên bằng những ô cửa kính lớn bằng khung kim loại sơn đen. Sử dụng đèn thả trần steampunk để lấy sáng buổi tối.
  • Tạo không gian thô tự nhiên bằng tường gạch, sàn bê tông, trần hở dầm hoặc có các đường ống lộ ra bên ngoài.
Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất
Nét cá tính mạnh mẽ của Industrial vẫn đảm bảo sự tiện nghi và tính hiện đại
  • Đồ nội thất mạnh mẽ hình dáng vuông vức, đường nét thẳng dứt khoát, có tông màu tối. Sử dụng chất liệu thô như gỗ tự nhiên bề mặt ít nhẵn mịn, kim loại và đồ da cũ, có dấu hiệu của thời gian.
  • Đồ trang trí ít và gọn gàng. Kết hợp giữa mới và cũ để tạo nên không gian thẩm mỹ và đảm bảo tính tiện nghi nhất.

Ứng dụng của phong cách Industrial hiện nay

Phong cách công nghiệp gây ấn tượng bởi vẻ cá tính và mạnh mẽ của nó nên được rất nhiều sự yêu thích. Tại Việt Nam, phong cách này được ứng dụng với rất nhiều mô hình như nhà ở, quán café hay co-working space.

Phòng khách độc đáo và cá tính mang phong cách công nghiệp
Phòng khách độc đáo và cá tính mang phong cách công nghiệp
Một góc cá tính của phong cách thiết kế Industrial trong quán cafe
Một góc cá tính của phong cách thiết kế Industrial trong quán cafe

Tuy nhiên, với tông màu trầm tối và sự thô mộc cũ kỹ thì phong cách này sẽ phát huy tính thẩm mỹ tốt nhất khi được trình bày tại những không gian rộng rãi và có thể đón ánh sáng một cách dễ dàng.

Vẻ đẹp độc nhất mà hơi thở công nghiệp mang lại cho không gian.
Vẻ đẹp độc nhất mà hơi thở công nghiệp mang lại cho không gian.

Industrial được nhiều người yêu thích bởi nó là sự kết hợp giữa mới và cũ để tạo nên không gian vừa độc đáo lại vừa tiện nghi. Phong cách này mang đến vẻ đẹp đặc biệt của những nhà xưởng mà vẫn cho ta hưởng thụ sự tiện nghi hiện đại. Nó còn gây ấn tượng bởi nét cá tính và mạnh mẽ mà không phong cách nào mang lại. Nếu bạn muốn mang không khí công nghiệp về không gian sống của mình thì hãy tham khảo phong cách Industrial này nhé.

Tìm hiểu thêm: PHONG CÁCH NỘI THẤT VINTAGE: VẺ ĐẸP NHUỐM MÀU THỜI GIAN



source https://noithatcnc.com/phong-cach-industrial.html

Comments

Popular posts from this blog

KÍCH THƯỚC TỦ QUẦN ÁO 2 CÁNH, 3 CÁNH, 4 CÁNH ĐÚNG TIÊU CHUẨN VÀ MẪU ĐẸP

NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐẸP ĐANG LÊN NGÔI [NĂM 2021]

10 MẪU BÀN MÁY TÍNH GỖ TỰ NHIÊN KHIẾN BẠN HỨNG THÚ LÀM VIỆC