PHONG CÁCH MINIMALISM – TỐI GIẢN MANG ĐẾN PHONG CÁCH SỐNG TINH TẾ

Càng ngày tâm hồn của con người càng trở nên phức tạp và bề bộn bởi có quá nhiều vấn đề bao quanh phải lo toan. Một cách để đầu óc con người được tự do hơn thoải mái hơn đó là được sống trong một không gian hoàn toàn gọn gàng và nhiều khoảng trống. Đó chính là lý do phong cách Minimalism xuất hiện không chỉ  trong nội thất mà còn dần trở thành một lối sống trong thời hiện đại. Không gian tối giản này tạo nên nét tinh tế rất đặc biệt. Cùng Nội thất CNC khám phá kỹ hơn về phong cách này nhé.

Phong cách Minimalism
Phong cách thiết kế tối giản trở nên phổ biến hơn trong thời hiện đại

Hiểu thế nào về phong cách tối giản?

Từ phong cách sống tối giản đến phong cách nội thất Minimalist

Less is more là một lời tuyên ngôn, là triết lý chính của phong cách này. Những người theo lối sống tối giản rất biết cách dọn dẹp tâm trí của mình. Họ sẽ bỏ lại mọi bộn bề, lo lắng của cuộc sống mưu sinh sau cánh cửa. Họ sẽ tự tạo ra một khoảng trống trong tâm trí để có thể tự do thoải mái nhất khi ở nhà.

Và một cách để tạo ra những khoảng trống tâm trí đó là một không gian gọn gàng và thoáng đãng. Các Minimalist tin rằng một căn phòng chật chội sẽ khiến tâm trí họ trở nên nặng nề và rối bời. Vì vậy, giản lược tối đa đồ nội thất, đồ trang trí, sắp xếp mọi thứ đúng chỗ sẽ cho tầm mắt được rộng mở và đầu óc cũng được thư giãn thoải mái hơn.

Phong cách Minimalism 1
Không gian rộng rãi thông thoáng giúp tâm chí mở và chạm đến tự do

Phong cách tối giản Minimalism là gì?

Đơn giản, gọn gàng, ít màu sắc, ít đồ trang trí và đồ nội thất đường nét thanh thoát là những gì người ta nghĩ đến khi nhắc đến phong cách tối giản. Đây quả thực là những thứ cơ bản nhất của minimalism trong nội thất. Nhưng nó không chỉ đơn giản là sắm thật ít đồ và trình bày chúng trên một phông nền trắng.

Không gian phong cách Minimalism đúng nghĩa rất ít đồ nhưng không mang cảm giác trống vắng mà mang đến một tinh thần tự do thư thái. Đây là một nét đẹp rất tinh tế và cuốn hút mà không phải ai cũng có thể tao ra bằng một vài ý niệm đơn giản. Ngoài ra phong cách nội thất Minimalist còn được gắn liền với chủ nghĩa công năng, đó chính là lý do tuy ít đồ nhưng người ta vẫn sống một cách thoải mái trong không gian này.

Phong cách Minimalism 2
Phong cách Minimalism không hề lạnh lẽo và trống rỗng

Để cảm nhận được nét thẩm mỹ của không gian này, bạn không chỉ nhìn bằng mắt. Bởi nếu chỉ nhìn bằng mắt bạn sẽ chỉ thấy một không gian nhàm chán và thiếu hơi ấm. Hãy khám phá chúng bằng cách mở rộng tâm trí và mở rộng thế giới quan của mình. Tránh bó hẹp chúng vào những tiêu chuẩn thường thức thông thường.

Phong cách tối giản Minimalism xuất hiện như thế nào?

Khi nhắc đến phong cách tối giản trong nội thất, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Bởi không gian Nhật bản đã gây ấn tượng bởi sự gọn gàng và ít các chi tiết trang trí và đồ nội thất. Nhưng đó là phong cách thiền tông Zen đặc trưng của xứ phù tang.

Minimalism được thể hiện lần đầu tiên thông qua các tác phẩm hội họa của Mark Rothko vào khoảng thời gian sau thế chiến thứ 2. Các tác phẩm của ông tối giản và cô đọng đến từng chi tiết khác hẳn với những tác phẩm hội họa nhiều màu sắc và có bố cục cầu kỳ lúc bấy giờ.

Phong cách Minimalism 3
Họa sĩ Mark Rothko và bức tranh phong cách minimalism
Phong cách Minimalism 4
Các tác phẩm hội họa của Mark  khác hẳn với tiêu chuẩn nghệ thuật lúc bấy giờ

Phong cách tối giản xuất hiện trong lĩnh vực kiến trúc thông qua tư tưởng và quan điểm phá cách của kiến trúc sư đại tài người Đức Ludwig Mies van der Rohe. Ông cũng là cha đẻ của câu tuyên ngôn, triết lý của phong cách này “Less is more”, được hiểu là càng đơn giản thì càng tốt.

Phong cách tối giản
Kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe (bên phải)
Phong cách tối giản 1
Giảng đường Crown – Học viện Kỹ thuật Illinois Institute, Chicago nơi ông làm hiệu trưởng

Các đặc trưng mang đến không gian sống phong cách thiết kế tối giản

Ngôn ngữ thiết kế của phong cách nội thất Minimalist được gói gọn trong ba từ “đơn giản”, “đường nét rõ ràng” và “không gian mở”. Các thiết kế của phong cách này sẽ lấy ba từ đó làm kim chỉ nam để hình thành nên ý tưởng chủ đạo.

Không gian tối giản đặc trưng

Không gian sẽ là nhân vật chính của phong cách tối giản. Bạn có thể nhận ra một thiết kế Minimalism ngay khi nhìn tổng quát vào nó. Không gian này mang đến một cảm giác rất tự do và thuần khiết nhờ sự rộng mở và gọn gàng.

Phong cách tối giản 2
Tầm mắt rộng mở và tâm trí tự do là điều mà không gian phong cách tối giản mang lại

Đây là sự kết hợp của những mảng tường trơn nhẵn một màu với những đồ nội thất đường nét dứt khoát và được bài trí theo bố cục ngăn nắp. Nhờ sự gọn gàng đó mà không gian tối giản thường mang tính mở và có một nét đẹp rất tinh tế, thanh tao.

Những căn phòng mang phong cách Minimalism thường được thiết kế để lấy ánh sáng tự nhiên góp phần tạo nên không gian trống gọn gàng hoàn hảo.

Phong cách tối giản 3
Ánh sáng tự nhiên tôn lên sự gọn gàng và tinh tế của Minimalism

Màu sắc – Sử dụng màu đơn sắc trung tính

Sử dụng nhiều màu sắc trong phong cách nội thất Minimalist là một điều tối kỵ. Với phương trâm Less is more, tông màu trong không gian tối giản sẽ dừng lại ở một hai màu đơn sắc trung tính áp dụng cho tất cả từ sơn tường đến đồ nội thất và trang trí. Khi đó một tông màu chủ đạo sẽ trở thành phông nền làm nổi bật các đồ vật khác trong không gian.

Phong cách tối giản 4
Tông màu trung tính

Trong đó trắng dường như là biểu tượng của màu tối giản vì nó làm nổi bật nên vẻ đẹp tinh tế và sự gọn gàng của phong cách này. Tuy nhiên cần đến sự phối hợp cùng các tông màu khác như be hay gỗ để dung hòa cảm giác lạnh lẽo của màu này. Sự tương phản trong màu sắc cũng là một nét độc đáo tạo nên điểm nhấn cuốn hút của phong cách tối giản minimalism. Điều đó làm bớt đi sự nhàm chán mà vẫn giữ được sự gọn gàng tinh tế trong không gian.

Phong cách thiết kế tối giản
Màu trắng được sử dụng nhiều nhất trong phong cách nội thất minimalist

Đường nét tinh tế

Đường nét nói chung trong không gian phong cách thiết kế tối giản thường rất gọn gàng và sạch sẽ. Điều đó có nghĩa là các đồ nội thất và đồ trang trí sẽ có sự tương đồng về thiết kế như cùng mang những nét thẳng hay cùng mang những nét cong. Từ đó sẽ tạo nên một bố cục ngăn nắp, đồng bộ rất gọn gàng và tinh tế.

Phong cách thiết kế tối giản 1
Đường nét tinh tế mang đến nét thẩm mỹ đặc biệt của phong cách thiết kế tối giản
Phong cách thiết kế tối giản 2
Sự tương đồng về đường nét của đồ nội thất

Đồ nội thất công năng

Đồ nội thất trong phong cách thiết kế tối giản sẽ ưu tiên công năng hơn nhưng điều đó không có nghĩa là nó bị hạn chế về mặt thẩm mỹ. Những chiếc ghế sofa, bàn ăn, kệ tủ kiểu minimalism có một nét đẹp riêng nằm ở thiết kế trơn sạch của nó. Những đường nét thanh thoát, bề mặt nhẵn mịn, đơn sắc và ít chi tiết làm người ta tập trung vào hình dạng và kiểu dáng độc đáo của những món đồ này hơn.

Phong cách thiết kế tối giản 3
Đồ nội thất sẽ là trung tâm trong không gian phong cách tối giản

Trang trí tối thiểu

Nói phong cách tối giản minimalism là tiết chế tối đa yếu tố trang trí cũng không sai. Để giữ được nét đặc trưng gọn gàng sạch sẽ trong không gian thì các hoa văn họa tiết cầu kỳ sẽ được giữ ở mức tối thiểu, tất nhiên là cả về màu sắc. Điều này sẽ mang lại một không gian trống hoàn hảo đặc trưng của phong cách Minimalism.

Phong cách thiết kế tối giản 4
Yếu tố trang trí được lược bỏ tối thiểu

Nếu bạn thấy điều này làm khôn gian trở nên nhàm chán và thiếu tính sáng tạo thì có thể tham khảo những gợi ý sau đây. Sử dụng một bức tranh monochrom khổ lớn để treo trên tường thay vì dùng nhiều bức tranh nhỏ vì chúng làm bức tường trơn nhẵn trở nên thật bừa bộn. Điểm xuyết một chậu cây xanh cũng là một cách trang trí không gian phong cách tối giản minimalism trở nên có sức sống hơn.

Phong cách nội thất minimalist
Thiết kế có điểm xanh sinh động hơn

Các đồ nội thất cũng sẽ được sử dụng như một yếu tố trang trí trong không gian phong cách Minimalism. Đây cũng sẽ trở thành một điểm nhấn cuốn hút trong căn phòng.

Phong cách nội thất minimalist 1
Kiểu dáng của đồ nội thất sẽ là yếu tố trang trí quan trọng trong phong cách Minimalism

Phong cách tối giản Minimalism tinh tế hơn với sự kết hợp cùng các phong cách khác

Điều khó khăn nhất cho các nhà thiết kế và cho những người yêu thích phong cách Minimalism là làm không gian trở nên ấm áp và thân thiện hơn. Đó chính là lý do mà việc mix & match giữa phong cách tối giản và các phong cách khác được hình thành. Nhờ tính “trống” và “ít trang trí” mà Minimalism có thể dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách mà không làm mất đi vẻ đẹp gọn gàng tinh tế đặc trưng của nó.

Phong cách nội thất minimalist với Scandinavian

Minimalism cho người ta cảm giác tự do trong một không gian nhiều khoảng trống. Nhưng đồng thời nó cùng mang đến một cảm giác trống trải và lạnh lẽo. Việc kết hợp với phong cách Scandinavian (Bắc Âu) sẽ cho bạn một không gian ấm cúng hơn với những đồ nội thất bằng gỗ điểm xuyết một vài chất liệu vải len hay lông thú. Ngoài ra hai phong cách này rất hợp với nhau vì đều được nhắc đến với tông màu trắng đặc trưng.

Phong cách nội thất minimalist 2
Tăng sắc độ ấm áp bằng cách kết hợp Minimalism với Scandinavian
Phong cách nội thất minimalist 3
Màu gỗ được sử dụng nhiều hơn
Phong cách nội thất minimalist 4
Thiết kế mang lại cảm giác thoáng rộng và gọn gàng với tông màu trắng chủ đạo

Phong cách tối giản và Zen của Nhật Bản

Phương tây có phong cách Minimalism thì châu Á có Zen của Nhật Bản (phong cách thiền tông). Điểm chung của hai phong cách này lấy phương trâm tối thiểu hóa mọi thứ từ đồ nội thất đến đồ trang trí. Và những người yêu thích hai phong cách này đều muốn chìm đắm và khoảng không tự do và để tâm trí được bay bổng trống rỗng.

Phong cách tối giản minimalism
Hơi hướng Zen tạo nên sự thư thái thanh tao trong phong cách nội thất minimalist
Phong cách tối giản minimalism 1
Các đường nét, số lượng đồ nội thất và yếu tố trang trí vẫn giữ ở mức tối thiểu

Kết hợp với Zen cũng là một cách để không gian phong cách thiết kế tối giản trở nên ấm áp và trầm tư hơn. Chất liệu gỗ và các đường nét đơn giản gọn gàng sẽ mang đến một bầu không khí thư thái nhẹ nhàng và cảm giác chữa lành như cái tên thiền tông vậy.

Phong cách tối giản minimalism 2
Không gian Zen Minimalism giúp bạn được chữa lành chất thiền

Phá cách hơn với Minimalism kết hợp với Industrial

Khác với Scandinavian và Zen, thật khó để tìm ra điểm chung giữa Minimalism và Industrial. Một bên nổi bật với tông màu u tối cùng những chi tiết xà trần thô còn một bên là sự trơn nhẵn gọn gàng của màu trắng.

Phong cách tối giản minimalism 3
Sự tương phản tạo nên nét phá cách khi kết hợp Minimalism với Industrial

Tuy nhiên có thể thấy hai phong cách này đều hướng tới sự tiện nghi hiện đại. Nếu nhìn xa hơn thì bạn sẽ thấy sự kết hợp này mang đến một không gian tương phản màu sắc rất bắt mắt và độc đáo. Các đồ nội thất của phong cách Industrial thường có đường nét rất gọn gàng và có tính thẩm mỹ rất đặc trưng. Điều này sẽ tạo nên một điểm nhấn cá tính và trẻ trung trong phong cách tối giản Minimalism.

Phong cách tối giản minimalism 4
Vẻ hiện đại và tiện nghi trong không gian phong cách tối giản minimalism với Industrial

Khám phá thêm: PHONG CÁCH INDUSTRIAL – NGUỒN CẢM HỨNG TỪ CÁC NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP CŨ

Làm sao để tạo nên một không gian phong cách tối giản?

Phong cách Minimalism giúp đầu óc được thư thái và tự do nhờ tính chất gọn gàng rộng mở của không gian. Cũng nhờ vậy mà phong cách này phù hợp với mọi quy mô diện tích căn phòng.

Nếu bạn muốn mang hơi thở Minimalism vào không gian sống thì hãy lấy phương châm “less is more” làm kim chỉ nam. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo một số cách sau.

Phòng ngủ tối giản tạo mang đến không khí tự do thư giãn
Phòng ngủ tối giản tạo mang đến không khí tự do thư giãn

Bỏ hết những thứ đồ không dùng đến

Nếu bạn có một căn hộ thô thì sẽ rất dễ dàng trong việc bố trí theo phong cách Minimalism nhưng nếu bạn muốn thay đổi không gian sống sẵn có thì việc đầu tiên bạn làm đó là dọn sạch đống đồ dùng đang có.

Loại bỏ hết những đồ không dùng đến trong phong cách Minimalism
Loại bỏ hết những đồ không dùng đến trong phong cách Minimalism

Hãy chia thành ba nhóm là đồ thường xuyên dùng, đồ ít dùng và đồ không bao giờ dùng tới (Có thể bạn nghĩ là sẽ có lúc cần tới thôi nhưng thực ra là không đâu). Với đồ thường xuyên dùng thì bạn hãy bố trí chúng vào một góc thật gọn gàng và dễ nhìn thấy. Đồ ít dùng thì cho vào hộp và đánh dấu để khi cần có thể dễ dàng tìm. Còn đồ không bao giờ dùng thì đừng ngần ngại bỏ chúng đi nhé. Vậy là bạn đã làm được 50% trong việc biến không gian trở nên tối giản rồi.

Tạo bố cục không gian mở

Phong cách Minimalism gây ấn tượng bởi vẻ đẹp tinh tế của không gian thoáng rộng. Để tạo được một không gian mở bạn cần vận dụng tốt ánh sáng tự nhiên, tạo bố cục gọn gàng khi sắp xếp đồ nội thất và hạn chế chi tiết trang trí.

Không gian mở tràn ngập ánh sáng tự nhiên
Không gian mở tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Bảng màu đơn sắc

Không bao giờ được sử dụng quá ba màu trong phong cách nội thất Minimalist. Điều này tạo nên nét đẹp tinh tế và thuần khiết của phong cách này. Bạn nên sử dụng nhiều màu trắng vì nó làm tăng tính gọn gàng và mở trong không gian.

Để không gian bớt đơn điệu thì bạn có thể nhấn nhá bằng màu be hay màu gỗ tăng sự ấm áp. Hoặc phối với màu đen để tạo tính tương phản mạnh mẽ và cá tính.

Màu trắng và màu trung tính nên được sử dụng trong phong cách Minimalism
Màu trắng và màu trung tính nên được sử dụng trong phong cách Minimalism

Sử dụng đồ nội thất tối giản công năng

Khi chọn mua đồ nội thất bạn nên chú ý vào công năng hơn là thiết kế cầu kỳ. Những đường nét thanh thoát và bề mặt nhẵn mịn là những gì một món nội thất tối giản nên có. Các thiết kế nội thất này tạo nên một nét thẩm mỹ đặc biệt trong không gian sống phong cách tối giản minimalism.

Đồ nội thất tạo nên tính gọn gàng
Đồ nội thất tạo nên tính gọn gàng

Tối thiểu trang trí

Hãy tiết chế yếu tố trang trí nhất có thể. Nếu bạn không biết cách trang trí một cách gọn gàng thì hãy từ bỏ điều đó. Thay vào đó hãy sử dụng một số cách đơn giản như treo một bức tranh đơn sắc lớn ở phòng khách là đủ tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong không gian phong cách thiết kế tối giản rồi.

Thay tranh bằng một chiếc đầu hươu trang trí nổi bật
Thay tranh bằng một chiếc đầu hươu trang trí nổi bật

Lược bỏ những gì không cần thiết, Less is more là phương trâm, triết lý của phong cách Minimalism. Các không gian tối giản mang đến một cảm giác tự do và thư thái trong tâm trí nên không khó hiểu khi phong cách này lại được nhiều người tìm đến trong xã hội hiện đại xô bồ hiện nay. Nội thất CNC hi vọng bạn sẽ tìm được điểm dừng trong tâm trí với phong cách tối giản minimalism này.

Xem thêm: PHONG CÁCH NỘI THẤT ĐỊA TRUNG HẢI – BẢN HÒA CA CỦA BIỂN XANH



source https://noithatcnc.com/phong-cach-minimalism.html

Comments

Popular posts from this blog

KÍCH THƯỚC TỦ QUẦN ÁO 2 CÁNH, 3 CÁNH, 4 CÁNH ĐÚNG TIÊU CHUẨN VÀ MẪU ĐẸP

NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐẸP ĐANG LÊN NGÔI [NĂM 2021]

10 MẪU BÀN MÁY TÍNH GỖ TỰ NHIÊN KHIẾN BẠN HỨNG THÚ LÀM VIỆC